Quy trình vệ sinh sàn nhà tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại đòi hỏi cần phải áp dụng đúng kỹ thuật, trình tự nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về quy trình vệ sinh sàn nhà đúng chuẩn kỹ thuật bao gồm những bước như thế nào.
Tầm quan trọng của việc lau sàn nhà
Sàn nhà ố vàng, xỉn màu, có mùi hôi, bị mài mòn? Thật sự là nỗi ám ảnh của bất cứ vị khách nào khi ghé đến căn nhà của bạn.
Việc bạn không chú ý đến vệ sinh sàn nhà có thể khiến cho bề mặt trở nên xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng. Chính vì vậy, việc lau sàn nhà giúp cho:
- Bề mặt sàn sạch bóng, không có bụi bẩn, mùi hôi
- Tạo được ấn tượng tốt với mọi người khi ghé thăm ngôi nhà của bạn
- Duy trì được cấu trúc ban đầu của bề mặt sàn nhà (màu sắc, độ bóng, độ mịn)
- Hạn chế các vết ố vàng, xỉn màu của một số chất liệu đặc biệt là gạch men)
- Giúp nội thất bên trong căn nhà trở nên đẹp mắt, bóng bẩy hơn
Lên lịch vệ sinh sàn nhà
Dù bạn quá bận rộn với công việc thì cũng nên dành một khoản thời gian trong tuần để có thể dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là lau sàn nhà. Việc lên một lịch trình cụ thể sẽ giúp bạn có thể hoàn thành mọi công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình lau sàn nhà:
- Số lượng thành viên trong gia đình
- Diện tích mặt sàn nhà
- Vật liệu sàn nhà
- Thời gian khô của mặt sàn
- Thời tiết
Việc lau sàn nhà mỗi ngày là không bắt buộc, tuy nhiên bạn nên lau sàn nhà khoảng 1-2 lần/tuần. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn 1 ngày trong tuần và 1 ngày cuối tuần để thực hiện công việc.
Yêu cầu của quy trình vệ sinh sàn nhà tiêu chuẩn
Yêu cầu của quy trình vệ sinh sàn nhà phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp:
- Sàn nhà phải được loại bỏ bụi bẩn, vụn rác trước khi lau
- Kiểm tra các thiết bị dây điện, ổ điện có trên mặt sàn hay không? Nếu có thì đem cất chúng lên cao để tránh trường hợp bị giật điện khi đang lau nhà
- Đối với các vết bẩn, cần được xử lý bằng sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng cũng như các thiết bị, dụng cụ phù hợp
- Mặt sàn sau khi làm sạch phải không tích tụ nước thải của sản phẩm tẩy rửa
- Sản phẩm tẩy rửa phải phù hợp với vật liệu sàn nhà, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng
- Sàn nhà không bị trơn trượt, hoặc nhờn rít khi chạm chân sau khi lau nhà xong
Trang thiết bị cần thiết để vệ sinh sàn nhà
Trước khi thực hiện quy trình vệ sinh sàn nhà, cần phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết:
- Chổi quét bụi và chổi quét chất thải, nước thải
- Cây lau nhà chuyên dụng (có thể kèm theo xô/chậu vắt nước)
- Găng tay, khẩu trang bảo hộ
- Máy hút bụi
- Máy hút nước
- Bảng hiệu cảnh báo an toàn, rào chắn an toàn
* Tất cả các trang thiết bị phải được làm sạch, khô ráo và gọn gàng trong khu vực cất giữ sau khi sử dụng.
Quy trình vệ sinh sàn nhà đạt tiêu chuẩn
Bước 1: Rửa tay và mặc đồ bảo hộ (khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su, kính mắt)
Bước 2: Đặt biển cảnh báo nguy hiểm sàn ướt trong khu vực, đảm bảo rằng tất cả các biển báo mọi người đều có thể nhìn thấy dễ dàng.
Bước 3: Thu gom tất cả các loại rác trên mặt sàn bằng chổi quét nhà
Bước 4: Hút bụi bằng máy hút bụi chuyên dụng
Bước 5: Dùng bàn cạo chuyên dụng để loại bỏ vết bẩn nổi trên mặt sàn như bã kẹo cao su, phân chó mèo, phân chuột, gián, vết khô của thức ăn,…
Bước 6: Sử dụng chổi quét chất thải, nước thải đối với các cặn vết bẩn trên
Bước 7: Pha hóa chất chuyên dụng với nước và xô vào xô lau nhà
Bước 8: Nhúng cây lau nhà vào cho thấm đều hóa chất vừa pha
Bước 9: Tiến hành lau từ trong ra ngoài, từ vị trí 2 bên đến vị trí chính giữa. Đối với các ngóc ngách khó đưa cây lau nhà vào, thì hãy di chuyển đồ đạc ra vị trí khác và lau như bình thường.
Bước 10: Liên tục thay nước mới trong xô lau nhà và giặt cây lau nhà
Bước 11: Lau nhà từ 3 – 4 lần để bề mặt sàn sạch sẽ hoàn toàn
Bước 12: Để làm khô sàn nhà, bạn có thể mở các cửa trong nhà để làm thông thoáng không gian, giúp việc làm khô nhanh hơn và loại bỏ mùi từ hóa chất lau nhà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quạt điện, quạt trần để làm khô sàn.
Bước 13: Tháo đồ bảo hộ, rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi kết thúc quy trình vệ sinh sàn nhà.
Xem thêm:
Lưu ý:
- Đối với mặt sàn gỗ, bạn hãy kiểm tra mặt sàn có khe hở, khe nứt hay không? Nếu có, bạn chỉ nên dùng khăn ẩm lau bề mặt để tránh sàn nhà bị phồng rộp.
- Đối với mặt sàn gạch men, không sử dụng các vật liệu có tính mài mòn cao như: miếng đệm kim loại, giấy nhám, đá mài… khi lau chùi vết bẩn. Nhất là đối với các loại gạch men bóng có bề mặt sáng, dễ thấy vết trầy, xước.
- Đối với các vết bẩn mới xuất hiện, cần phải xử lý ngay để chúng không ăn sâu vào chất liệu gạch, rất khó chùi sạch, có thể gây ra những vết trầy xước mất thẩm mỹ.
- Đối với mặt sàn gạch bông, khi có vết bẩn tránh sử dụng chất tẩy rửa có nồng độ cao và thao tác mạnh để lau chùi sẽ dễ làm bề mặt bị trầy xước.
Trên đây là quy trình vệ sinh sàn nhà đạt tiêu chuẩn của dịch vụ tạp vụ vệ sinh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình khi thực hiện công việc lau chùi, dọn dẹp mặt sàn tại nhà. Chúc các bạn thành công!