Cách xử lý nệm bị mốc

Bạn muốn vứt bỏ nệm bị mốc? Nhưng khoan đã, hãy tìm hiểu cách xử lý nệm bị mốc trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể tự làm sạch nệm tại nhà mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí mua nệm mới. Nếu như vết mốc nặng, bám sâu trong nệm, hãy liên hệ qua số 0932046717 để được HOANMYCD tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!

Cách làm sạch vết mốc trên nệm

Nguyên nhân nệm bị nấm mốc

Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm gia tăng khiến cho chăn nệm dễ bị hôi và mốc. Những đốm mốc đen xuất hiện có thể khiến người dùng dị ứng, hen suyễn, khó thở cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Ngoài ra, nấm mốc xuất hiện trên chăn nệm có thể do chất lỏng từ đồ uống, nước tiểu động vật chưa được xử lý ngay lập tức, tạo môi trường ẩm ướt, tối cho vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi và phát triển dày đặc hơn.

Thói quen thường xuyên đóng cửa phòng, khiến cho độ thoáng khí của phòng thấp, cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong không khí sinh sôi, chúng dễ bám vào bề mặt chăn, nệm gây ra nấm mốc.

Có một số loại nệm mút, nệm bông ép, nệm xơ dừa bởi vì chúng có tính chất giữ nhiệt, giữ ẩm tốt, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc.

Các dấu hiệu khi nệm bị nấm mốc

Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp.

Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của bụi trong nhà.

Các dấu hiệu khi nệm bị nấm mốc:

Có mùi

Triệu chứng nổi bật nhất của nấm mốc nệm là có mùi đặc trưng. Chẳng hạn khi bạn làm đổ nước trên nệm, một lúc sau, nệm của bạn sẽ có mùi hôi ẩm.

Thường xuyên bị dị ứng hoặc khó thở

Khi hít phải nấm mốc, cơ thể có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa,… Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, khó thở, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, đau khớp, ho, hen suyễn, buồn nôn,…

Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin – gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người và động vật. Tiếp xúc với độc tố mycotoxin với nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, thậm chí gây tử vong.

Có thể nhìn thấy các điểm ẩm mốc

Triệu chứng cuối cùng của nấm mốc trong nệm là có thể nhìn thấy các đốm màu xám sẫm, đỏ hồng hoặc đen trên bề mặt nệm hoặc gần các đường nối. Điều này cho thấy nệm đã bị nhiễm nấm mốc nặng và cần được xử lý hóa chất hoặc thay mới.

Nguy hiểm khi sử dụng nệm bị nấm mốc

Khi sử dụng nệm bị nấm mốc, thì bạn có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe do trong nấm có độc tố mycotoxin.

Nhóm người có nguy cơ lớn gặp vấn đề về sức khỏe do ẩm mốc là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Người mắc một số bệnh như xơ nang, viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.

Tiếp xúc với nấm mốc có thể dẫn đến các bệnh như:

  • Bệnh hen suyễn
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Giảm trí nhớ
  • Nấm mốc đôi khi có thể gây phát ban, nổi mề đay trên da.

Cách ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên nệm

Để giảm thiểu sự phát triển của nấm mốc trong không khí, cũng như trên bề mặt chăn, ga, gối, đệm, bạn cần tạo ra môi trường sạch sẽ, tươi mới, trong lành như sau:

  • Điều chỉnh độ ẩm trong phòng khi trời mưa, trời nồm bằng cách sử dụng máy hút ẩm, máy lọc không khí, máy điều hòa.
  • Sục khí vào đệm thường xuyên , mở cửa sổ, sử dụng thiết bị AC
  • Thường xuyên thay mới cho ga giường và giặt ga giường thường xuyên
  • Hút bụi cho chăn, nệm ít nhất 1 tuần 1 lần
  • Lựa chọn loại nệm được sản xuất có khả năng chống ẩm mốc, chống thấm tốt
  • Cuộn lại nệm và bọc nệm bằng túi nilon và để nơi khô ráo nếu không sử dụng đến
  • Không đặt nệm trực tiếp trên sàn nhà vì hơi ẩm từ mặt đất sẽ thấm vào đệm, gây ra nấm mốc, thay vào đó nên kê trên mặt phẳng gỗ, tấm ván ép, hoặc tham dày để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa đệm và sàn.
  • Xoay nệm thường xuyên để giúp không khí lưu thông đều hơn và đẩy lùi độ ẩm trong các lớp nệm.
  • Chọn khung giường rộng rãi, thoáng khí.

Các bước làm sạch nấm mốc trên nệm

Bước 1: Chuẩn bị vật tư và hoá chất

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là tránh sử dụng các hóa chất mạnh và có nhiều độ ẩm khi làm sạch nệm mốc.

Trước khi bắt đầu vệ sinh nệm, bạn phải chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, dung dịch tẩy rửa cần thiết:

  • Máy hút bụi
  • Miếng bọt biển
  • Khăn vải
  • Muối nở

Nếu như vết mốc nặng, có mùi hôi trên nệm, bạn nên đeo trang phục bảo hộ cá nhân, đeo khẩu trang đầy đủ để tránh hít phải mạt bụi, nấm mốc.

Bước 2: Lột bỏ và giặt ga trải giường

Bạn cần lột và rũ bỏ bụi bẩn trên tấm ga trải giường.

Sau đó giặt sạch chúng bằng tay hoặc bằng máy theo chỉ định của nhãn dán in trên ga, topper.

Bước 3: Hút bụi bề mặt

Hút sạch bụi, vụn rác, mảnh vụn trên nệm bằng máy hút bụi. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể phủi bụi bằng cây chổi hoặc khăn to.

Việc hút bụi giúp bạn loại bỏ không chỉ là những hạt bụi mà mắt thường có thể nhìn thấy mà còn loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh nhỏ gây ra nấm mốc.

Bước 4: Pha dung dịch xà phòng

Bạn pha dung dịch xà phòng bằng nước rửa chén với nước.

Lắc đều dung dịch trong bình xịt phun sương cho đến khi tạo ra bọt xà phòng.

Xịt dung dịch xà phòng lên bề mặt bị mốc và để cho dung dịch thấm dần vào bề mặt nệm khoảng chừng 15-20 phút.

Sau đó sử dụng miếng bọt biển hoặc bàn chải đánh răng cũ chà lên vết bẩn cho đến khi chúng tan ra và biến mất.

Ngoài nước rửa chén, bạn cũng có thể dùng dung dịch nước và giấm trắng để diệt nấm mốc bám trên nệm.

Bạn nên tránh sử dụng hóa chất mạnh trên đệm mút hoạt tính vì bọt dễ hấp thụ nước và sẽ làm hỏng đệm.

Bước  5: Lau sạch nệm

Sau khi rửa xà phòng, bạn nên lấy một mảnh vải sạch nhúng vào nước và vắt bớt ẩm càng nhiều càng tốt, lau lại nhiều lên lên vùng mốc.

Bước 6: Làm khô khu vực

Để làm khô hoàn toàn vùng nệm ướt, bạn sử dụng quạt điện hoặc máy hút ẩm để giúp đẩy nhanh quá trình làm khô.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở cửa sổ để đón không khí trong lành giúp làm khô nệm mút hoạt tính.

Bước 7: Rắc muối nở

Sau khi bề mặt nệm khô ráo, bạn rắc lớp muối nở lên toàn bộ đệm. Muối nở có tác dụng khử nấm rất tốt.

Sau khi đủ thời gian, tốt nhất là trong vòng 8 tiếng trở lên, bạn hút bụi kỹ nệm để loại bỏ hết muối nở.

Sau đó, bạn có thể lắp lại ga trải giường mới và sắp xếp lại chăn, gối.

Xem thêm:

Cách làm sạch nấm mốc trên nệm

Những thứ bạn cần chuẩn bị:

  • Giẻ lau/khăn vải
  • Javen
  • Cồn
  • Thuốc tẩy
  • Giấm trắng

Tiếp theo, bạn pha hỗn hợp tẩy rửa như sau:

Đối với thuốc tẩy, hãy sử dụng tỷ lệ 1:32 (lưu ý là không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch đệm mút hoạt tính vì nó có thể làm hỏng bọt).

Đối với giấm trắng và cồn tẩy rửa, hãy sử dụng tỷ lệ 1:10.

Đối với Javen có thể được phun rộng rãi lên khu vực bị mốc.

Sau khi đã tạo xong hỗn hợp, hãy ngâm giẻ lau hoặc khăn sạch và sau đó vắt bớt hỗn hợp. Dùng tay ấn nhẹ lên các vết mốc cho đến khi chúng biến mất.

Giặt kỹ giẻ lau, khăn sạch mỗi lần thấm nước để ngăn bào tử nấm mốc lây lan sang các vùng nệm sạch khác.

Lau khô nệm và bọc nó trong tấm bảo vệ nệm.

Dùng cồn y tế và nước ấm

Trộn cồn y tế và nước ấm với theo tỉ lệ 1:1, trong một hộp đựng dùng một lần. Nhúng một chiếc khăn vải sạch vào đó, vắt cho ráo nước rồi dùng khăn ẩm này để chà lên chỗ bị mốc của nệm. Thao tác lau theo chuyển động hình tròn, tránh di quá mạnh dễ lây mốc sang các vùng khác.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Hút bụi tất cả mặt nệm bằng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, mạt bụi nhỏ.

Bước 2: Pha dung dịch tẩy rửa như trên.

Bước 3: Nhúng miếng vải sạch vào dung dịch tẩy rửa, chà lên vết mốc nhiều lần cho đến khi chúng mờ dần.

Bước 4: Dùng một miếng vải mới nhúng vào nước ấm và vắt cho bớt nước sau đó lau sạch lại bề mặt nệm.

Bước 5: Phun thuốc khử trùng

Sau khi lau sạch nệm, hãy xịt chất khử trùng lên toàn bộ nệm.

Bước 6:  Làm khô nệm

Đặt đệm ra ngoài nắng cho khô thoáng. Ánh nắng mặt trời giúp đẩy nhanh thời gian khô và ngăn ngừa nấm mốc phát triển thêm.Tuy nhiên, một số nệm được khuyến cáo không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy hãy để nệm tại nơi khô thoáng, mát mẻ, nhiều gió.

Dùng oxy già

Bạn có thể tẩy nấm mốc bằng oxy già.  Trước khi sử dụng phương pháp này, hãy luôn kiểm tra nhãn nệm của bạn. Hydrogen peroxide là một chất tẩy trắng và hầu hết các nhà sản xuất khuyên không nên tẩy trắng nệm. Nếu nệm bạn không thể tẩy bằng oxy già, hãy sử dụng một phương pháp khác.

Bạn cần chuẩn bị: máy hút bụi, nước oxy già, nước ấm, bàn chải nylon.

Bước 1: Hút bụi

Hút bụi tất cả mặt nệm bằng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, mạt bụi nhỏ.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch

Trộn nước oxy già trong nước ấm theo tỉ lệ 1:3 trong một cái bát.

Bước 3: Chà sạch nấm mốc

Loại bỏ nấm mốc trên nệm bằng dung dịch tẩy rửa trên và bàn chải nylon.

Bước 4: Làm khô nệm

Đặt đệm dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi khô, lặp lại quy trình để loại bỏ tận gốc bào tử và vi khuẩn nào còn sót lại.

Như vậy, HOANMYCD vừa chia sẻ cách xử lý nệm bị mốc tại nhà chỉ với những phương pháp rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xử lý nấm mốc diện tích nhỏ trên nệm. Còn nếu tình trạng nặng, khi nệm có mùi hôi và vết mốc chuyển sang màu đỏ, đen thì bạn cần sử dụng dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp.

Nếu có nhu cầu giặt nệm Đà Nẵng tại nhà, hãy liên hệ cho HOANMYCD để được chúng tôi cung cấp thợ giặt chuyên nghiệp nhất đến tận nơi giặt nệm cho bạn. Hãy liên hệ qua số 0932046717 để được đặt lịch sớm nhất và nhận ưu đãi giảm giá đến 30%.