Cách giặt rèm vải

Cách giặt rèm vải như thế nào để giữ độ bền màu, kéo dài tuổi thọ? Nếu như nhà bạn đang dùng rèm vải và bạn đang loay hoay trong việc vệ sinh chúng? Thì đừng bỏ qua bài viết này. Ngoài ra, nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về cách giặt từng chất liệu vải, hãy liên hệ tới HOANMYCD qua số 0932046717 – những chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình nhất!

Ưu điểm của rèm vải

  • Rèm vải tạo ra sự mềm mại và sang trọng cho không gian nội thất.
  • Với nhiều mẫu mã và màu sắc đa dạng, rèm vải có thể tương thích với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
  • Rèm vải có khả năng che chắn ánh sáng một cách linh hoạt, giúp điều chỉnh độ sáng trong phòng một cách dễ dàng.
  • Với tính năng cách nhiệt tốt, rèm vải giúp giữ nhiệt độ ổn định trong phòng, tạo cảm giác thoải mái và tiết kiệm năng lượng.
  • Rèm vải cũng có khả năng cản gió và cách âm nhẹ, giúp tạo không gian yên tĩnh và tách biệt.
  • Với tính năng bảo vệ sự riêng tư, rèm vải cho phép người dùng kiểm soát tầm nhìn từ bên ngoài vào phòng.
  • Rèm vải dễ dàng vệ sinh và bảo quản, có thể giặt hoặc lau chùi để giữ cho chúng luôn sạch sẽ và mới mẻ.
  • Rèm vải có độ bền cao và tuổi thọ dài, là một lựa chọn tốt cho việc trang trí và sử dụng trong thời gian dài.

Quy trình giặt rèm vải

Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra nhãn dán của rèm để xem các vấn đề:

  • Rèm giặt được với nước không?
  • Rèm giặt ở nhiệt độ nước bao nhiêu?
  • Có ủi được không?
  • Có nên vắt khô rèm?

Bước 1: Hút bụi để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc trên rèm bằng cây hút bụi hoặc chổi phủi bụi.

Ngoài ra, có thể hút bụi các khu vực xung quanh rèm như cửa sổ, bờ tường để khi lắp rèm sẽ không bám bẩn.

Bước 2: Tháo móc ra khỏi khung rèm, để riêng phụ kiện rèm một bên.

Bước 3: Đối với rèm có thể giặt máy, bạn cho rèm trong túi giặt rồi cho vào lồng giặt. Cách này có thể giúp rèm không bị hư hỏng trong khi quay ở trong lồng giặt.

Bước 4: Tắt chế độ vắt, sau khi giặt xong, bạn nên rèm ra và phơi trên giá để khô tự nhiên.

*) Nếu như giặt tay, bạn hãy ngâm rèm trong chậu nước và dung dịch xà phòng, sau đó xả lại với vòi nước sao cho sạch bọt. Sau đó dùng tay bóp nhẹ, không thao tác xoắn mạnh vì dễ khiến rèm bị nhăn sau khi khô.

Cách giặt rèm vải theo chất liệu

Rèm vải cotton hoặc rèm vải gai, polyester

Chất liệu rèm từ cotton hoặc rèm vải gai, polyester có thể giặt trực tiếp trong máy giặt mà không ảnh hưởng đến cấu trúc sợi vải.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý trong quá trình giặt: thời gian ngâm không quá nửa giờ và giữ nhiệt độ nước trong khoảng 30-40 độ C.

Không chà xát hoặc vặn mạnh vì có thể khiến rèm dễ bị nhăn, co rút.

Ngoài việc sử dụng bột giặt, bạn nên cho thêm một chút nước xả vải để rèm cửa sau khi giặt mềm mại, mịn màng hơn và giảm độ co rút.

Rèm vải lụa

Cách giặt rèm vải lụa là nên dùng các loại nước giặt chuyên dụng cho vải lụa, không sử dụng được các loại nước giặt có chứa men sinh học.

Để tăng độ bóng bẩy cho bề mặt lụa, bạn hãy pha chút nước giấm khi giặt cùng nước giặt.

Rèm vải lụa có thể giặt tay và giặt máy. Tốt hơn hết, nên giặt tay để giữ rèm mềm mại, bóng đẹp tự nhiên.

Rèm len, cashmere

Cách giặt rèm vải len, cashmere cần chú ý không nên ngâm quá lâu trong nước giặt vì có thể khiến co giãn sợi vải.

Ngoài ra, không sử dụng chất tẩy rửa có chứa men sinh học, thận trọng khi sử dụng các chất tẩy rửa khác.

Rèm vải nỉ

Ví tính chất vải nỉ dễ bám bụi, nên rèm vải nỉ có khả năng hút bụi mạnh.

Sau khi tháo rời, bạn nên dùng tay giũ qua rèm để lớp bụi rơi ra tự nhiên, sau đó ngâm vào nước có chứa chất tẩy rửa khoảng 10-15 phút.

Tốt hơn hết, không nên giặt rèm vải nỉ bằng máy giặt, vì có thể khiến bề mặt xù lông, mất thẩm mỹ. Bạn có thể giặt tay với cách bóp nhẹ, không xoắn mạnh vải.

Sau khi giặt không nên vắt kiệt nước để nước tự chảy khô.

Rèm nỉ được khuyến cáo không nên ủi vì có thể khiến hư hỏng bề mặt.

Ngoài ra, nếu muốn vệ sinh thường xuyên, bạn có thể giặt khô bằng cách sử dụng dung dịch chuyên dành cho vải nỉ để lau chùi những vùng rèm bị bẩn.

Rèm vải xếp nếp chống tĩnh điện

Rèm xếp nếp chống tĩnh điện có đặc tính ít bị bám bẩn và không cần phải vệ sinh thường xuyên.

Nếu muốn giặt, bạn cần chú ý không được ngâm nước quá lâu, chỉ cần dùng bông gạc nhúng cồn hoặc xăng lau nhẹ,.

Nếu vải nỉ ướt quá thì không nên vặn mạnh tay mà chỉ ấn nhẹ lực vừa phải.

Rèm sợi hóa học

Rèm sợi hóa học có thể giặt được bằng máy. Bạn chỉ cần cho rèm vào trong túi lưới trước khi cho vào lồng giặt và chọn chế độ giặt nhẹ. Sau đó để rèm khô tự nhiên, không sử dụng chế độ vắt.

Vật liệu đặc biệt và rèm thêu

Bạn dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bặm trên rèm, hoặc thuê dịch vụ giặt màn rèm chuyên nghiệp để đảm bảo rèm được giặt đúng cách, đúng tiêu chuẩn.

Rèm vải nhung

Nếu rèm bẩn, bạn hãy ngâm rèm trong dung dịch tẩy rửa có độ kiềm trung bình trong vòng 10 phút. Dùng tay lật và ấn nhẹ nhiều lần để giũ bỏ bụi bẩn ra khỏi. nhẹ.

Sau khi giặt xong, hãy đặt lên giá nghiêng để rèm tự khô tự nhiên.

Cách giặt rèm vải theo phân loại rèm

Màn cửa ren

Chất liệu rèm mỏng manh, không nên cọ xát hoặc lau chùi mạnh.

Bạn có thể sử dụng chổi quét nhẹ để loại bỏ bụi trên bề mặt trước khi làm sạch.

Đầu rèm

Bạn nên sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, mạng nhện tại đầu rèm, đặc biệt ở những vị trí nhỏ.

Đầu rèm từ chất liệu ren thì bạn nên giặt tay. 

Màn sáo

Rèm có thể được giặt trực tiếp – tức giặt khô.

Đầu tiên, xịt một lượng nước thích hợp lên rèm để làm ẩm rèm, sau đó lau khô bằng giẻ.

Nếu dây rút của rèm bị bẩn, bạn có thể lau chúng bằng khăn ẩm có tẩm chất tẩy rửa.

Nếu rèm được sơn phun, thì  không phơi ngoài nắng vì có thể khiến rèm bị phai màu.

Rèm cuốn

Rèm cuốn thường khó tháo lắp, do vậy, bạn có thể lau chùi tại chỗ bằng cách sử dụng miếng bọt biển đã tẩm qua dung dịch tẩy rửa.

Khi vệ sinh cần đặc biệt chú ý những vị trí xung quanh rèm cuốn dễ hút bụi, nếu bám nhiều bụi có thể dùng chổi mềm chuyên dụng để loại bỏ bụi, sau đó lau lại bằng nước và khăn sạch. Bạn cũng có thể xịt một ít chất làm bóng để giữ cho rèm cuốn được sạch sẽ lâu hơn.

Để vệ sinh bên trong trục lăn, bạn hãy dùng thanh dài buộc bằng lông tơ, quay liên tục để hút sạch bụi.

Rèm làm bằng vải bạt hoặc sợi gai rất lâu khô sau khi giặt. Bạn không nên giặt trực tiếp trong nước khiến rèm bị ẩm và khó khô, mà chỉ nên dùng miếng bọt biển nhúng nước ấm hoặc dung dịch xà phòng/ amoniac để lau, sau khi lau khô thì cuộn lại.

Cách vệ sinh rèm vải

Khi vệ sinh rèm vải, bạn không sử dụng thuốc tẩy hoặc các sản phẩm tẩy rửa có chứa chất tẩy trắng khi làm sạch rèm vải. Đặc biệt là rèm có màu trắng, màu trung tính. Nếu sử dụng, hóa chất sẽ làm loang, phai màu của vải.

Ngoài ra, không sử dụng máy giặt để vắt khô rèm, cách tốt nhất là bạn nên phơi khô tự nhiên trong không khí bảo vệ cấu trúc vải rèm.

Nếu rèm vải thông thường có thể được lau bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các chất tẩy rửa trung tính như nước xà phòng rửa chén, nước giấm loãng, nước baking soda + muối,…

Đối với rèm vải có xu hướng co lại như vải voan, bạn nên được giặt khô càng nhiều càng tốt.

Rèm cửa sổ và màn nếu bị ố bẩn, nấm mốc thì có thể ngâm trong bằng hỗn hợp baking soda và nước ấm, sau đó xả sạch bằng nước xà phòng.

Bảo dưỡng rèm vải

Cách tốt nhất để bảo dưỡng rèm vải là giữ độ sạch sẽ bằng cách hút bụi ít nhất một lần một tuần, đặc biệt chú ý hút sạch bụi bẩn tại nếp gấp, kẽ hở của rèm.

Tất cả các tấm phủ và ống lót bằng vải phải được giặt khô và cấm tẩy trắng bằng hóa chất tẩy mạnh.

Nếu thấy sợi chỉ bị lỏng, dư thừa, không được rút bằng tay mà nên dùng kéo để cắt cho gọn gàng.

Bài viết trên đây đã chỉ ra một số cách giặt rèm vải tại nhà đối với từng loại chất liệu rèm. Tuy nhiên, để làm sạch dựa trên một quy trình tiêu chuẩn, bạn cần phải đến dịch vụ giặt màn chuyên nghiệp.

HOANMYCD là công ty chuyên cung cấp dịch vụ giặt màn rèm giá tốt tại Đà Nẵng với:

Kinh nghiệm 10 năm về giặt rèm màn, nắm vững quy trình xử lý cho từng loại chất liệu rèm màn trên thị trường.

Hóa chất giặt màn an toàn, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe.

Đội ngũ thợ giặ có tâm, có trách nhiệm, xử lý tận gốc các vết bẩn trên rèm như vết mốc, vết ố vàng, khắc phục màn bị phai màu, sờn rách.

Chúng tôi nhận tháo dỡ  – lắp đặt MIỄN PHÍ các loại rèm: rèm thêu trang trí, rèm vải buông, rèm sáo, rèm xếp lớp, rèm cuốn

Liên hệ qua số 0932046717 để chúng tôi tư vấn và gửi bảng giá dịch vụ giặt màn rèm trong thời gian sớm nhất!