Cách giặt rèm cửa bị mốc

Khi thấy những đốm đỏ, đen li ti xuất hiện trên rèm thì chứng tỏ rèm của bạn đã bị mốc? Vậy cách giặt rèm cửa bị mốc tại nhà như thế nào? Có khó không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này. Ngoài ra, bạn hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số 0932046717  – chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Nguyên nhân rèm bị mốc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến rèm bị mốc như:

  • Rèm bị ẩm ướt do thời tiết (trời nồm ẩm).
  • Rèm treo gần cửa sổ khiến nước mưa bên ngoài hắt vào khi mở cửa sổ.
  • Rèm bị ướt do người đi qua sơ ý làm đổ thức uống lên trên rèm.
  • Chó mèo đi tiểu tại góc tường, gần vị trí treo rèm.
  • Vết nôn trớ của em bé dính lên rèm.
  • Rèm phòng tắm thường xuyên bị hơi ẩm của nước nóng khi người dùng xông hơi, tắm gội.
  • Các vết ẩm ướt, vết bẩn dính trên rèm trên nếu không được xử lý ngay lập tức thì sẽ là môi trường lý tưởng thích hợp để cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Lý do rèm phòng tắm hay bị nấm mốc

Rèm phòng tắm hay bị nấm mốc mặc dù được làm từ chất liệu có khả năng chống nước, chống ẩm, nguyên nhân là do:

  • Nhiệt độ phòng tắm thấp hơn so với các phòng khác do có hơi ẩm, nước khoảng 20-30 độ C.
  • Độ ẩm từ 70% trở lên
  • Các cặn xà phòng tồn tại ở các góc, chân tường, xung quanh bồn tắm, bồn cầu c
  • Mặt sàn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, chưa được sấy khô.

Nguy hiểm khi màn rèm bị mốc

Màn rèm mốc tức là rèm xuất hiện các đốm đỏ, nâu, đen trên mặt rèm, khiến rèm trở nên cũ kỹ, xấu xí.

Ngoài ra, khi rèm mốc trong môi trường ẩm ướt, rèm là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây bệnh cho con người như viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, hen suyễn.

Đồng thời, khi rèm mốc trong phòng có điều hòa không khí, dễ làm nấm mốc khuếch tán vào không khí vào luồng gió của máy lạnh. Từ đó, nấm mốc dễ dàng phát triển khắp phòng, kể cả không tiếp xúc với rèm cũng dễ bị hít phải các phân tử nấm mốc độc hại gây viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm phổi dị ứng

Cách tẩy vết nấm mốc trên màn rèm

Cách giặt rèm cửa bị mốc bằng cồn tẩy rửa cũng rất hiệu quả để loại bỏ nấm mốc mới hình thành.

Một điều lưu ý là bạn không nên sử dụng chất tẩy nấm mốc cho phòng tắm vì chúng có thể làm hỏng vải, làm phai màu vải.

Cách an toàn khi xử lý nấm mốc trên rèm chất liệu nhạy cảm là hãy dùng cồn tẩy rửa hoặc benzalkonium clorua . Chúng có thể được tìm thấy ở các cửa hàng thuốc . Lưu ý khi dùng benzalkonium chloride, nên pha pha loãng với một lượng nước thích hợp để đảm bảo an toàn cho sợi vải.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một chai xịt khoảng 250ml, 300ml hoặc 500ml, vài chiếc khăn lau sạch hoặc miếng bọt biển.

Việc kiểm tra hướng dẫn giặt của rèm cho biết bạn có thể giặt tay hay giặt máy. Đồng thời cho biết mức nhiệt độ nước thích hợp để ngâm rèm, có sử dụng thuốc tẩy trên rèm được hay không?

Đối với vết nấm mốc từng chỗ, bạn nên giặt khô, tức là sử dụng khăn và dung dịch tẩy nấm mốc chuyên dụng và phải phù hợp với chất liệu rèm, lau tại chỗ mà không cần giặt toàn bộ rèm.

Loại bỏ nấm mốc trên rèm cửa bằng nước giặt và thuốc tẩy gốc oxy hóa.

Khi đã có nấm mốc trên rèm tức là chúng đã chuyển sang các đốm đen là chủ yếu. Việc sử dụng các loại nước giặt thông thường chỉ có tác dụng làm sạch bụi bẩn thông thường, không đủ để loại bỏ nấm mốc đen. Vì thế, bạn nên sử dụng thuốc tẩy oxy dạng bột kết hợp với nước giặt trong quá trình xử lý nấm mốc.

Bạn cần chuẩn bị:

  • Thuốc tẩy oxy dạng bột
  • Bột giặt hoặc nước giặt
  • Chậu hoặc bồn tắm lớn
  • Găng tay cao su

Cách bước tiến hành xử lý nấm mốc trên rèm:

Bước 1: Đổ đầy nước nóng vào chậu hay bồn tắm ở 40 ° C để hòa tan thuốc tẩy gốc oxy.

Bước 2: Ngâm khu vực nấm mốc của rèm vào chậu, bồn tắm trong khoảng 1 giờ.

Bước 3: Sau khi ngâm, xả qua rèm với nước sạch 1 lần, sau đó đem rèm giặt tay hoặc giặt máy tùy theo chất liệu rèm.

Đối với rèm giặt máy, không sử dụng chế độ vắt vì có thể khiến rèm nhăn nhúm sau khi rèm khô.

Bước 4: Làm khô rèm bằng cách treo rèm ở vị trí thoáng gió, để chúng khô tự nhiên.

Nếu muốn ủi rèm, bạn hãy để rèm khô khoảng 90%, sau đó dùng bàn ủi, ủi ở chế độ nhiệt thấp.

Cách loại bỏ nấm mốc trên rèm cửa bằng baking soda và thuốc tẩy oxy

Cách giặt rèm cửa bị mốc bằng baking soda và thuốc tẩy oxy cũng rất hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • Baking soda
  • Thuốc tẩy oxy
  • Bột giặt
  • Găng tay cao su
  • Khăn sạch

Cách bước tiến hành xử lý nấm mốc trên rèm:

Bước 1: Trộn muối nở, thuốc tẩy oxy và nước ấm  để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Bước 2: Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vết mốc ở rèm trong khoảng một giờ.

Bước 3: Dùng khăn lau sạch hỗn hợp

Bước 4: Đem rèm ngâm với nước giặt trong bồn lớn trong ít nhất 30 phút hoặc cho rèm vào lồng giặt và bật chế độ giặt rèm màn.

Bước 5: Đem phơi rèm tại nơi có nhiều gió, thoáng đãng.

Cách tẩy vết mốc cứng đầu trên màn rèm

Nếu vết mốc lâu ngày và nổi cục lợn cợn trên rèm, bạn cần phải sử dụng thuốc tẩy clo. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, việc sử dụng thuốc tẩy clo có thể khiến rèm sẽ phai màu nếu là rèm sẫm màu, do đó, chỉ sử dụng thuốc tẩy clo cho rèm trắng.

Đồng thời hãy nhỏ thử một lượng thuốc tẩy lên bề mặt rèm ở vị trí mặt sau để kiểm tra rèm có bị hư hỏng không? Nếu không mới tiến hành các bước dưới đây:

Chuẩn bị:

  • Thuốc tẩy clo
  • Bột giặt
  • Găng tay cao su
  • Khăn sạch

Cách bước tiến hành xử lý nấm mốc trên rèm:

Bước 1: Dùng tay cao su khi dùng thuốc tẩy clo, bôi lên vết mốc trên rèm và để nguyên trong vòng 15-20 phút, không để quá lâu vì khiến rèm bị bai dão.

Bước 2: Dùng khăn sạch và nước lau đi thuốc tẩy trên rèm.

Bước 3: Đem rèm giặt máy hoặc giặt tay, tùy thuộc vào chất liệu rèm.

Bước 4: Sau khi đã giặt xong rèm, để khử bớt mùi clo, bạn có thể thêm nước xả vải, ngâm trong vòng 15 phút trước khi phơi khô.

Bước 5: Đem phơi rèm tại giá phơi dưới mái hiên, ban công, không để ánh nắng chiếu trực tiếp, có thể làm bạc màu rèm.

Cách chống nấm mốc trên rèm cửa

Nấm mốc trên rèm có thể làm giảm đi tính thẩm mỹ của rèm cửa, cũng như để lại những ảnh hưởng về sức khỏe cho người dùng.

Có nhiều cách để chống nấm mốc trên rèm cửa, bạn có thể tham khảo:

Làm sạch hơi nước đọng trên cửa sổ 

Rèm lắp đặt cạnh cửa sổ dễ nấm mốc ở mặt sau, do sự ngưng tụ hơi nước, tức là các giọt nước ở mặt kính cửa sổ làm ướt rèm. Vì vậy cần lau sạch nước đọng trên khung cửa sổ, mặt kính.

Dùng máy khử ẩm

Máy khử ẩm rất hữu ích khi sử dụng trong những ngày trời nồm, mưa nhiều. Máy có tác dụng hút ẩm ở chăn, ga, rèm cửa, đồ nội thất,…

Thông gió thường xuyên cũng rất quan trọng

Sự ngưng tụ hơi nước có xu hướng xảy ra xung quanh cửa sổ, cửa ra vào. Vì vậy hãy mở cửa khi có trời nắng ráo để làm thoáng căn phòng, giảm độ ẩm trong phòng.

Không để rèm chạm vào cửa sổ

Việc rèm chạm vào cửa sổ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên bạn có thể vén rèm vào ban ngày để hạn chế sự tiếp xúc các mặt rèm với mặt cửa sổ, giảm thiểu bụi bẩn, hơi nước tiếp xúc.

Pha bình xịt ngăn ngừa nấm mốc

Bạn có thể ngăn ngừa nấm mốc trên rèm bằng bình xịt etanol bằng cách trộn etanol và nước tinh khiết theo tỷ lệ 6: 4. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bình xịt cồn, pha ở 8: 2 với nước tinh khiết. Nếu không có nước tinh khiết, có thể sử dụng nước máy để thay thế.

Bạn nên xịt ngừa nấm mốc 1-2 lần/tuần để bảo vệ rèm khỏi vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.

Giặt máy thường xuyên

Nếu rèm của bạn từ sợi tổng hợp hoặc vải cotton, bạn hoàn toàn có thể giặt máy.

Việc giặt máy giúp rèm được sạch sẽ, giảm thời gian và công sức khi bạn không phải giặt tay.

Bạn nên giặt máy cho rèm để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc ít nhất 3-6 tháng/lần.

Những cách giặt rèm cửa bị mốc có thể hiệu quả đối với vết mốc nhỏ trên rèm, nếu như rèm mốc quá nhiều thì tốt nhất bạn nên thay mới chúng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn xử lý rèm mốc số lượng lớn tại văn phòng, khách sạn, nhà hàng,…thì bạn nên sử dụng dịch vụ giặt rèm của chúng tôi.

Chúng tôi có thể xử lý vết mốc,mảng mốc lớn bằng hóa chất chuyên dụng, an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Chúng tôi có thể giặt rèm số lượng lớn, đặc biệt là giặt tay trực tiếp đối với chất liệu rèm cao cấp cho các văn phòng, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, spa thẩm mỹ,….

Liên hệ với HOANMYCD qua số 0932046717  để được báo giá dịch vụ giặt màn rèm chuyên nghiệp, giá tốt tại Đà Nẵng.