Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt

Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt liệu có khiến cho rèm bị hư hỏng? Bạn cần phải giặt máy cho rèm cửa như thế nào để đảm bảo rèm được sạch sẽ, bền màu như mới? Hãy cùng HOANMYCD tìm hiểu trong bài viết này. Bạn cũng đừng quên gọi điện qua số 0932046717 nếu có bất cứ vấn đề gì cần chúng tôi hỗ trợ.

Tại sao nên biết cách giặt rèm bằng máy giặt?

Tại sao bạn không giặt rèm cửa bằng tay mà thay vào đó là giặt bằng máy giặt?

Việc sử dụng máy giặt khi giặt rèm khiến thời gian giặt rèm nhanh hơn, bạn cũng tiết kiệm được khoản thời gian để thực hiện các công việc dọn dẹp nhà cửa khác.

Các dòng máy giặt hiện đại, đặc biệt là cửa ngang tại nhà, có thể giặt được rèm trọng lượng lớn từ 5 đến 7kg. Bạn hoàn toàn có thể giặt máy cho rèm nặng như rèm gấm, rèm nỉ, rèm vải nhung hay rèm vải sợi tổng hợp tại nhà.

Giặt rèm bằng máy giặt giúp bạn tiết kiệm công sức so với giặt tay, bạn không cần phải thực hiện công đoạn chà xát bằng bàn chải nhiều lần.

Đối với máy giặt có đa dạng chế độ như giặt nhẹ, chế độ Pre-wash, chế độ riêng cho giặt rèm màn nên bạn không cần lo lắng máy giặt sẽ làm sợi vải bị đứtgãy, bai dão.

Có nên giặt màn rèm bằng máy giặt tại nhà không?

Nếu gia đình bạn sử dụng rèm cửa chất liệu sợi polyester, bạn hoàn toàn có thể giặt bằng máy giặt tại nhà. Vì chất liệu này có độ co thấp và bền, không bị biến dạng dù cho bạn có giặt tay hay giặt máy nhiều lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giặt máy đối với rèm chất liệu vải voan và chọn chế độ giặt Prewash trên máy giặt, giúp cho rèm cửa được trắng sạch hơn.

Cách giặt màn rèm bằng máy giặt

Trước khi cho rèm cửa vào máy giặt, bạn cần xác định xem chúng được làm từ chất liệu gì? Bởi sẽ có một số chất liệu vải không phù hợp giặt máy như vải thô, vải nhung, vải cản sáng, bạn chỉ cần dùng máy hút bụi để làm sạch hoặc sử dụng phương pháp giặt khô.

Phần lớn rèm cửa trong nhà được làm từ vải lanh, lụa, bông hoặc các loại vải tổng hợp khác.

Việc xác định chất liệu rèm cửa được làm từ chất liệu gì không chỉ giúp bạn chọn đúng phương pháp giặt phù hợp mà còn xác định chế độ giặt bằng máy giặt.

*) Trước khi bắt đầu chu trình giặt màn rèm bằng máy, hhãy nhớ tháo mọi móc rèm để ngăn những móc này rơi ra trong máy giặt và dễ cọ xát vào vải, làm sờn, rách vải.

Kiểm tra toàn bộ vải rèm

Sau khi tháo rời rèm và phụ kiện, bạn cần kiểm tra toàn bộ bề mặt rèm xem có vấn đề gì không? Đối với rèm bị ố, bạn cần phải ngâm với dung dịch giặt rèm trước khi đem chúng vào giặt máy.

Đối với rèm có mùi hôi, bạn cũng cần ngâm nhẹ với dung dịch khử mùi trước khi cho vào lồng giặt.

Khi nào bạn không nên giặt rèm cửa trong máy giặt?

Bạn cần cân nhắc các trường hợp sau đây, không được khuyến khích để giặt trong máy giặt:

1. Nếu mặt sau rèm bị giòn, bong tróc hoặc bị hỏng, không được giặt bằng máy. Bởi lớp lót có thể bị vỡ và làm tắc nghẽn máy giặt. Tốt nhất, bạn nên giặt tay hoặc giặt khô tại chỗ.

2. Móc treo rèm có thể làm trầy xước và hư hỏng lồng giặt trong quá trình giặt máy. Nếu có thể, hãy tháo các móc và gom chúng lại để lắp lại sau khi rèm được giặt sạch.

3. Nếu rèm cửa có các phụ kiện trang trí có thể bị bung hoặc kéo ra khỏi vải nếu bạn cho vào máy.

Lưu ý khi giặt màn rèm bằng máy giặt

Trước hết, hãy chú ý đến nhãn mà nhà sản xuất đã đính kèm với rèm cửa. Nhãn dán sẽ cho biết bạn nên sử dụng phương pháp giặt nào là thích hợp nhất cũng như giặt ở nhiệt độ nước bao nhiêu?

Nếu giặt bằng máy, bạn không cố nhồi nhét quá nhiều vào lồng máy giặt, mà chỉ cho rèm đầy khoảng chừng ¾ lồng máy giặt, giúp hiệu quả giặt sạch hơn và không làm hư hại lồng giặt.

Khi rèm in họa tiết thêu, cúc, cườm, đá, bạn có thể cho rèm vào lưới giặt để bảo vệ chúng cũng như bảo vệ lồng giặt.

Khi có vết dầu mỡ trên vải, nên phủ hồ tinh bột trong 5 phút trước khi giặt, đối với vết ố vàng trên rèm, bạn nên ngâm muối loãng 2-3 tiếng cho đến khi chúng phai màu và biến mất hoàn toàn.

Không chọn chu trình với nước đun nóng trên 60 độ vì dễ khiến vải bị giòn, đứt gãy.

Giặt thường xuyên rèm ít nhất 2 lần một năm.

Các bước giặt màn rèm bằng máy giặt

1. Giặt tay

Sau khi tháo rời rèm, hãy rút móc sắt hoặc móc nhựa hình chữ S ở phía sau để tránh móc bị gỉ sét khi dính nước hoặc dung dịch làm sạch vải rèm.

Hãy đem rèm trong bột giặt lạnh hoặc chất tẩy rửa trong khoảng 5 đến 10 phút, xoa nhẹ bằng tay hoặc bàn chải và lặp lại quá trình giặt vài lần cho đến khi nước trong.

2. Giặt bằng máy giặt

Gấp vải màn rèm thành từng miếng nhỏ và cho vào máy giặt , cho vào thêm hai thìa bột giặt lạnh hoặc bột giặt trung tính (lưu ý là không dùng thuốc tẩy mạnh khi cho vào máy giặt).

Tiếp đó bạn chọn chức năng “giặt đồ len hoặc giặt tốc độ thấp” trên phím chức năng của máy giặt.

Rèm màn làm từ vải tuyn mỏng

Những tấm rèm mỏng nhất làm bằng vải tuyn, lụa, organza hoặc vải voile cần phải giặt ở chế độ nhẹ nhất để đảm bảo sợi vải không bị bai dão, co rút:

Vải tuyn được ngâm 30 phút trong nước ấm với một ít bột giặt hoặc gel.

Chế độ tinh tế được cài đặt trên máy (nhiệt độ nước không quá 40 ° C).

Chế độ vắt tự động được tắt.

Sau khi hoàn thành chu trình, rèm được lấy ra, bạn hãy dùng tay vắt nhẹ và đem rèm phơi khô tự nhiên.

Những tấm rèm mỏng hơn bằng vải organza và vải voile có thể được treo ngay lập tức mà không cần phải sử dụng chế độ vắt trong máy giặt hoặc vắt tay quá mạnh.

Đối với rèm lụa tơ tằm và bán organza có thể được ủi nhẹ bằng bàn ủi không quá nóng ở nhiệt độ dưới 40 độ C.

Để vải tuyn ít nhăn hơn trong quá trình giặt, có thể cho vào túi lưới đựng chuyên dụng.

Rèm màn bằng chất liệu viscose, acrylic

Bạn chọn chu trình giặt nhẹ và lưu ý trước khi giặt, bạn phải tắt chế độ vắt và sấy khô tự động.

*) Bạn không nên dùng tay xoắn rèm vải dệt từ acrylic hoặc viscose bởi nó có thể phá hủy cấu trúc của các sợi và nó sẽ bị hư hỏng không thể khắc phục được.

Rèm vải cotton

Rèm vải cotton được sử dụng phổ biến vì giá thành rẻ, tính ứng dụng cao, chúng có độ bền cao và chịu được nhiệt độ cao trong quá trình giặt giũ. Vì vậy, rèm cửa bằng vải cotton hoặc vải lanh trắng có thể được giặt ngay cả ở nhiệt độ tối đa là 95 ° C với việc ngâm trước.

Tốt hơn bạn nên chọn nhiệt độ nước 40 đến 60 độ C.

Vải rèm chất liệu Taffeta

Rèm chất liệu taffeta có thể giặt máy ở chế độ tinh vi ở nhiệt độ nước không quá 30 ° C và chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa dạng lỏng nhẹ.

Không sử dụng chất tẩy trắng và các hóa chất tẩy mạnh khác.

Bạn nên tắt chế độ giặt tự động và vắt.

Sau khi bỏ rèm ra lồng giặt, không dùng tay xoắn mà phơi khô tự nhiên dưới nơi râm mát, thoáng gió.

Rèm vải nhung, nỉ

Rèm nhung hoặc rèm nỉ rất khó chăm sóc, tốt hơn hết là bạn nên giặt bằng phương pháp giặt khô để không làm hư hỏng đến sợi lông hoặc đem chúng ra cửa hàng giặt chuyên nghiệp.

Nếu bạn vẫn quyết định giặt bằng máy giặt ở nhà, thì bạn cần nhớ một số quy tắc:

Bạn nên gấp những tấm rèm có mặt trái lên và cố định chúng ở vị trí sao cho vải không thể lộn ngược trong quá trình giặt.

Chọn chế độ độ tinh vi ở nhiệt độ nước không quá 30 ° C.

Thời gian giặt được đặt ở mức tối thiểu, vì khi ngâm lâu vải nhung sẽ co sợi lại.

Sau khi giặt xong, bạn nên phơi rèm nhung và rèm vải nỉ ở vị trí nằm ngang để chúng không bị co rút, thay đổi hình dạng.

3. Làm khô màn rèm

Sau khi đã thực hiện các cách giặt rèm cửa bằng máy giặt ở trên, bạn hãy làm khô màn rèm như sau:

Nếu ủi rèm, bạn cần có 2 người để ủi thẳng hai đầu vải màn trên và dưới, sau đó gấp từng mảnh (lúc này cần chú ý độ rộng của mỗi tấm). Bạn điều chỉnh nhiệt độ ủi từ từ 100 – 120 độ, vui lòng nhớ lót một tấm vải lót trước khi ủi để bảo vệ rèm không bị co rút do nhiệt, sau đó cắm móc sắt hoặc móc nhựa hình chữ S đã tháo ra khi ủi.

Lưu ý khi giặt màn rèm bằng máy giặt

1. Cần tiến hành tháo rèm một cách cẩn thận để không làm hỏng hoặc mất các phụ kiện nhỏ, sẽ gây khó khăn khi lắp ráp lại nếu mất bất cứ chi tiết nào.

2. Không giặt chung rèm với những thứ khác như tất, quần áo.

3. Không nhồi nhét rèm quá đầy vào lồng giặt mà phải để lồng có 1 khoảng trống khoảng ¼ lồng giặt.

4. Rèm cửa có các phụ kiện kèm theo như hạt cườm, hạt ngọc, hạt đá, họa tiết thêu thì nên cho vào túi giặt rồi mới cho vào lồng giặt.

5. Nếu bạn chưa xác định rõ chất liệu vải rèm, không nên giặt bằng máy mà hãy giặt tay nếu muốn loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi trên rèm.

6. Làm theo hướng dẫn chăm sóc của nhà sản xuất trên nhãn dán của rèm cửa.

Trên đây là một số cách giặt rèm cửa bằng máy giặt tại nhà, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn vệ sinh, chăm sóc rèm cửa trở nên dễ dàng hơn.

Nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ giặt rèm cửa chất liệu cao cấp như rèm voan, rèm tơ tự nhiên, rèm lụa,…hãy liên hệ cho HOANMYCD – đội ngũ của chúng tôi đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giặt màn rèm.

Chúng tôi sẽ đánh giá phương pháp giặt rèm màn thích hợp dựa theo chất liệu rèm, thiết kế lắp đặt rèm cho từng phòng khách, phòng ngủ của bạn.

Mọi vấn đề xin liên hệ qua số 0932046717 – chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ sớm nhất!