Việc lau nhà không đúng cách, có thể khiến bề mặt sàn nhà xỉn màu, ố vàng, (nếu là sàn gạch) hoặc bong tróc, cong vênh (nếu là sàn gỗ). Kỹ thuật lau sàn nhà đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo sử dụng đúng hóa chất, dụng cụ, máy móc phù hợp đối với từng loại vật liệu mặt sàn.
Sàn nhà sạch mang lại tác dụng gì?
Lau nhà là một trong những công việc dọn dẹp, vệ sinh cơ bản trong gia đình gia đình và nó mang đến rất nhiều lợi ích như:
Bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình
Với gia đình tập trung nhiều người (từ 3-4 người trở lên) thì việc đảm bảo cho không gian sống luôn sạch sẽ là rất quan trọng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho, hắt xì, sổ mũi,….Đặc biệt là người có sức đề kháng kém như người lớn tuổi, trẻ nhỏ thì công tác vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, khử khuẩn, khử mùi xung quanh nhà càng phải được diễn ra thường xuyên.
Rèn luyện sức khỏe
Bạn có biết? Lau dọn nhà cửa được coi là hình thức rèn luyện sức khỏe tốt khi chúng ta ở nhà. Với những thao tác di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của tay và chân khi lau sàn nhà, cơ thể bạn sẽ giải tỏa năng lượng tích trữ như mồ hôi, lượng calo dư thừa trong cơ thể bạn rất hiệu quả.
Giảm stress, tạo năng lượng tích cực cho mọi người
Khi sàn nhà được lau rửa sạch sẽ, tức là sẽ không còn mùi hôi và có hương thơm dịu mát, trong lành. Như vậy sẽ khiến cả gia đình bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, sảng khoái và thư giãn để sẵn sàng “chiến đấu” cả ngày dài học tập, làm việc.
Tăng mức độ tập trung
Bạn thử nghĩ xem, khi bước vào một căn nhà với đồ đạc lộn xộn, sàn nhà bụi bẩn thì bạn có bị mệt mỏi, căng thẳng hay không? Như vậy bạn sẽ bị sao nhãng, mất tập trung và không còn đủ năng lượng để làm việc nhà như chăm con, nấu ăn nữa. Vì vậy, khi bạn dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp, loại bỏ bừa bộn, thì cũng làm tăng mức độ tập trung của bản thân.
Tạo ấn tượng tốt khi nhà có khách
Việc bạn giữ cho nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, không gian có mùi thơm mát, sàn nhà không có bụi bẩn, lúc nào cũng sáng bóng sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với bất cứ vị khách nào khi đến ghé thăm ngôi nhà của bạn. Bạn sẽ có thật nhiều lời khen từ mọi người rằng bạn là người chỉn chu, đảm đang trong gia đình.
Kỹ thuật lau sàn nhà đối với từng vật liệu
Mỗi loại vật liệu lát sàn có cấu tạo, đặc thù khác nhau, chính vì vậy cần có phương pháp làm sạch phù hợp với từng loại sàn.
Sàn gỗ
Sàn gỗ phủ PU
Sàn gỗ phủ PU mang đến nhiều ưu điểm như có nhiều màu sắc, tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều không gian kiến trúc.
Tuy nhiên, loại vật liệu này lại “sợ nước” tức là tiếp xúc với nước lâu sẽ bị phá hủy kết cấu làm mất đi khuôn dạng ban đầu. Kỹ thuật lau sàn nhà đúng phải đảm bảo sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ cũng như giẻ lau khô để làm sạch vết bẩn, không sử dụng quá nhiều nước cũng như hóa chất tẩy rửa mạnh để lau bề mặt.
Sàn gỗ thô hoặc chỉ phủ sáp
Loại sàn gỗ chỉ phủ sáp hoặc gỗ thô cũng mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao, bề mặt đa dạng màu sắc. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ phai màu, dễ trầy xước bề mặt nếu như tiếp xúc với quá nhiều nước.
Dựa theo nhược điểm của vật liệu sàn gỗ này, kỹ thuật lau sàn nhà khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng máy hút bụi, điều chỉnh công suất mức vừa phải để loại bỏ hạt bụi nhỏ, vụn rác dưới bề mặt sàn. Sau đó, sử dụng cây lau bụi để lau lại một lần nữa.
Lưu ý: Đối với vật liệu sàn gỗ thô hoặc chỉ phủ sáp, tuyệt đối không được dùng hoá chất tẩy rửa vì có thể khiến bong tróc lớp phủ sáp.
Sàn đá granite hoặc marble, sàn bê tông mài đánh bóng
Khi muốn vệ sinh mặt sàn đá granite hoặc marble, sàn bê tông mài đánh bóng thì các bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được dùng các hóa chất tẩy rửa có gốc axit hoặc amoniac vì có thể làm ố màu đá
- Chỉ nên dùng giấm trắng, nước nóng và các hóa chất vệ sinh đá chuyên dụng để làm sạch các vết bẩn trên đá.
- Dùng cây lau nhà nhúng nước sạch, vắt khô để lau bụi sàn đá thường xuyên
- Không dùng len thép hoặc bùi nhùi thép để cọ rửa các vết bẩn trên bề mặt sàn đá vì có thể làm xước bề mặt đá
- Không dùng các sản phẩm làm sạch bề mặt đá có gốc bằng sáp vì có thể làm bề mặt sàn đá bị trơn trượt, gây tai nạn cho người đi lại
- Chỉ nên dùng miếng bọt biển, khăn mềm, baking soda và nước ấm để làm sạch các vết bẩn trên sàn, hoặc các sản phẩm hút ố chuyên dụng dành cho sàn đá
Sàn gạch men
Gạch men có khả năng chịu nước cao, thời gian sử dụng lâu dài, đặc biệt là nhiều mẫu mã, kích thước, màu sắc và hoa văn. Sàn gạch men cũng dễ dàng vệ sinh, chùi rửa và làm sạch. Tuy nhiên, sàn gạch men cũng có hạn chế là bề mặt trơn trượt nên dễ gây té ngã. Vào mùa hè, gạch dễ bị “đổ mồ hôi”, còn mùa đông thì rất lạnh, thường phải trải thêm thảm để không bị buốt chân.
Khi muốn vệ sinh mặt sàn gạch men thì các bạn cần lưu ý:
- Không sử dụng các vật liệu như miếng cọ nồi, bùi nhùi, len thép để chà xát vì dễ làm hỏng lớp men trên bề mặt sàn.
- Có thể sử dụng mọi chất tẩy rửa để làm sạch các vết bẩn trên lớp gạch men, trừ các hoá chất mang tính ăn mòn
- Chú ý đến các đường ron gạch vì bằng xi măng trắng nên dễ bị loang màu, xỉn màu khi gặp hoá chất tẩy rửa gốc axit
Xem thêm:
Sàn gạch
Kỹ thuật lau sàn nhà vật liệu gạch cần chú ý các bước sau:
Hút bụi mặt sàn
Đầu tiên, hãy sử dụng máy hút bụi để loại bỏ tất cả bụi bẩn, vụn rác trên mặt sàn. Nếu không có, bạn có thể dùng chổi chít để thu gom bụi bẩn, vụn rác.
Sau đó, sử dụng một cây lau nhà đã nhúng qua nước, vắt cho bớt nước, khi giẻ chỉ còn khoảng 30% lượng nước. Chà sơ qua bề mặt sàn gạch.
Làm sạch sâu
Để khử mùi hôi, các vết bẩn nhẹ trên mặt sàn, bạn hãy sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ như nước xà phòng pha loãng, dung dịch lau sàn chuyên dụng.
Tuyệt đối không sử dụng xà phòng, axit hoặc chất mài mòn mạnh để lau sàn nếu không sàn sẽ bị hỏng.
Để làm bóng mặt sàn, bạn có thể nhúng cây lau sàn vào trong thùng chứa dung dịch giấm pha loãng. Giấm có tác dụng rất tốt trong việc khử mùi và làm bóng mặt sàn.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ cho các bạn một số kỹ thuật lau sàn nhà đối với từng vật liệu từ kinh nghiệm của công ty cung cấp tạp vụ. Hy vọng có thể mang đến thông tin hữu ích giúp các bạn thực hiện việc lau nhà nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao tại nhà.
Chúc các bạn thành công!