Lau ghế sofa da bằng gì để ghế luôn sạch sẽ và sáng bóng ắt hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Không chỉ mang lại sự tiện nghi và thoải mái, sofa da còn tạo nên điểm nhấn giúp phòng khách của bạn thêm phần sang trọng. Tuy nhiên, nếu không nắm được phương pháp vệ sinh phù hợp, lớp da bọc ghế sẽ nhanh chóng hư hỏng, bạc màu, xuống cấp. Cùng HOANMYCD tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Lý do cần lau ghế sofa da thường xuyên
Việc lau ghế sofa da thường xuyên giúp hạn chế được những bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại trên ghế. Những vết bẩn không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình mà còn làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài và độ bền của ghế. Cho dù chất lượng bề mặt da có tốt đến đâu, nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, ghế sofa da cũng nhanh chóng bị xuống cấp.
Tần suất lau ghế sofa da hợp lý nên là một tuần một lần. Như bạn cũng biết, chuyện gì quá cũng không tốt. Những cọ sát lặp lại liên tục sẽ làm bề mặt da nhanh chóng bị mài mòn, phai màu và bong tróc. Vì thế, nếu bạn tiến hành lau ghế da hàng ngày, việc này sẽ có thể làm hỏng lớp da bọc ghế. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên ghế là được.
Dụng cụ cần thiết để lau ghế da
Khăn lau
Trong quá trình vệ sinh ghế sofa tại nhà, bạn chỉ nên sử dụng những chiếc khăn vải mềm. Nếu sợi vải cứng và thô ráp, chúng có thể gây ra những vết xước nhỏ trên bề mặt da. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của ghế.
Bàn chải
Lựa chọn những bàn chải có lông mềm để lau ghế sofa da. Bàn chải có kết cấu lông cứng sẽ gây hư hại bề mặt da. Đặc biệt, với những loại ghế sofa cao cấp, nên hạn chế sử dụng bàn chải.
Hóa chất lau ghế sofa da phù hợp
Mỗi loại da và mỗi vết bẩn khác nhau sẽ cần có những phương pháp làm sạch riêng biệt.
Để trả lời cho câu hỏi: Lau ghế sofa da bằng hóa chất gì?, bạn có thể xem ở phần tag sản phẩm. Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn nên thử dung dịch tẩy rửa trên một khu vực nhỏ của ghế để đảm bảo không có sự cố xảy ra. Dưới đây, HOANMYCD xin liệt kê một số cách lau ghế da với từng loại vết bẩn để bạn có thể tham khảo.
Đối với các vết bẩn mới
Bạn có thể loại bỏ các vết bẩn mới, chưa bám sâu vào bề mặt da bằng cách sử dụng xà phòng và một miếng vải ẩm. Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn những loại xà phòng có nồng độ tẩy rửa nhẹ nhàng và không chứa SLS (chất tạo bọt). SLS sẽ làm bề mặt da bị khô và lâu ngày sẽ dẫn đến bong tróc.
Tiến hành lau nhẹ nhàng để hạn chế bụi bẩn bám sâu vào lớp da bọc ghế. Khi lau, bạn cũng cần đảm bảo không cho khăn lau đọng quá nhiều nước. Khi đó, lượng nước thừa sẽ thấm sâu và làm mục chất liệu da. Phương pháp này không thể loại bỏ những vết bẩn không tan trong nước như dầu mỡ, mực bút bi gốc dầu,…
Hóa chất lau vết nấm mốc
Với các vết nấm mốc, bạn có thể lau sạch chúng bằng giấm ăn, rượu trắng, cồn hoặc baking soda. Cách làm hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần pha loãng một trong các chất này với nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, nhúng một chiếc khăn sạch vào hỗn hợp trên rồi tiến hành lau những khu vực xuất hiện nấm mốc. Lặp lại thao tác trên nhiều lần đến khi vết mốc biến mất.
Đối với các vết bẩn cứng đầu
Để lau ghế da có những vết bẩn cứng đầu, bạn cần sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Những hóa chất này được pha chế theo công thức đặc biệt, đảm bảo làm sạch vết bẩn mà vẫn giữ lại được lớp dầu tự nhiên của ghế. Vì vậy, bạn không cần lo lắng rằng chúng sẽ làm cho bề mặt ghế bị ảnh hưởng.
Quy trình lau ghế sofa da đúng chuẩn
Bước 1: Tiến hành loại bỏ vết bẩn
- Nhúng một chiếc khăn sạch vào dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt ghế.
- Tiến hành lau theo chuyển động của kim đồng hồ, bắt đầu từ những khu vực ít bám bẩn hơn. Điều này sẽ hạn chế các vết bẩn lây lan ra các vị trí xung quanh.
- Khi miếng vải lau bẩn, bạn cần giặt sạch hoặc thay chúng thường xuyên.
Nếu vết bẩn vẫn không được lau sạch, bạn nên đổi qua phương pháp vệ sinh khác hoặc liên hệ các dịch vụ vệ sinh ghế sofa chuyên nghiệp. Họ có thể cho bạn biết phương án tẩy rửa phù hợp hơn và loại bỏ các vết bẩn một cách nhanh chóng. Đừng cố gắng chà mạnh và liên tục nếu không muốn phá hủy bề mặt da.
Bước 2: Loại bỏ hóa chất còn đọng lại trên ghế
- Nhúng miếng vải sạch vào nước rồi vắt khô.
- Lau lại toàn bộ ghế.
- Không sử dụng hóa chất tẩy rửa trong bước này.
Bước 3: Lau khô ghế sofa da
Sử dụng một miếng vải khô, sạch và mềm mại lau toàn bộ bề mặt ghế. Sau đó, đảm bảo không gian được thoáng mát để ghế mau khô. Nếu để nước ngấm vào sofa, lớp da sẽ bị mốc và dễ tróc. Không nên phơi sofa dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời cũng như sử dụng máy sấy ở chế độ nóng vì lớp da rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.
Bước 4: Bảo dưỡng ghế da
Sau khi giặt khô ghế sofa, bảo dưỡng là bước không thể bỏ qua nếu bạn muốn chiếc ghế da nhà mình luôn được sáng bóng như mới. Sau khi sofa đã được lau khô hoàn toàn, sử dụng kem dưỡng chuyên dụng thoa một lớp mỏng lên bề mặt da. Đợi dung dịch bảo dưỡng khô hoàn toàn mới được ngồi lên ghế.
Trong bước này, bạn chỉ nên lựa chọn những kem dưỡng có tính chất dịu nhẹ và không tiến hành bảo dưỡng quá thường xuyên. Thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng liên tiếp là khoảng từ 6 đến 12 tháng.
Phía trên, HOANMYCD đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi: lau ghế sofa da bằng gì? Mong rằng chiếc ghế sofa da nhà bạn luôn trong trạng thái sạch sẽ và giữ được vẻ đẹp như ban đầu. Nếu bạn cần hổ trợ thêm, vui lòng liên hệ dịch vụ giặt ghế sofa Đà Nẵng nhé.