Làm thế nào để xử lý ghế sofa da bị rách, nứt, bong tróc một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao là thắc mắc của không ít người. Liệu có cần thay một lớp vỏ sofa da hoàn toàn mới chỉ vì những sơ suất nhỏ trong quá trình sử dụng và bảo quản? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để nắm được cách giải quyết vấn đề nan giải bên trên nhé!
Cách xử lý ghế da bị bong tróc
Nguyên nhân ghế sofa da bị bong tróc
Lớp bọc da kém chất lượng
Đây được xem là nguyên nhân lớn nhất khiến chiếc sofa da của bạn dễ bị bong tróc. Nếu mua được một bộ ghế sofa chất lượng, được làm từ da thật và có cách vệ sinh phù hợp thì cho dù bạn sử dụng ghế trong hàng chục năm, bề mặt da cũng sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng bong tróc. Ngược lại, những sản phẩm da giả, rẻ tiền, kém chất lượng sẽ có độ bền thấp và khả năng bám bẩn cao. Do đó, sau một thời gian sử dụng, lớp phủ polyurethane (PU) sẽ nhanh chóng bị tách ra và những vết bong tróc sẽ xuất hiện.
Vệ sinh sai cách
Mỗi loại sofa da cần được vệ sinh và bảo quản bằng những loại hóa chất phù hợp. Nếu không nắm được những yêu cầu này và sử dụng sai dung dịch vệ sinh, bề mặt da sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt. Sử dụng hàng giả, hàng nhái hoặc quá lạm dụng hóa chất vệ sinh cũng sẽ gây ra hiện tượng da bị sờn, nổ, bong tróc.
Ngoài ra, chiếc sofa da của bạn cũng có thể bị bong tróc do một số nguyên nhân khác như: không dưỡng ẩm thường xuyên, lớp sơn bảo vệ ghế có chất lượng kém, vị trí đặt ghế không phù hợp (quá ẩm thấp hoặc nhiệt độ quá cao),…
Quy trình xử lý ghế sofa da bị bong tróc
Chuẩn bị
- Dụng cụ xử lý ghế da bị bong tróc: Kéo, chất độn da, lớp bọc PU, Dao gạt, lưỡi dao cạo, giấy nhám.
- Hóa chất xử lý ghế da bị bong tróc: sơn chuyên dụng, Kem dưỡng chuyên dụng dành cho da, keo dính vinyl hoặc vải.
Các bước xử lý ghế da bị bong tróc
- Dùng kéo/dao/ lưỡi gạt loại bỏ lớp da bị bong tróc. Tiến hành cạo nhẹ nhàng cho tới khi toàn bộ nền da được ổn định.
- Sử dụng chất độn da và lớp bọc PU hoặc dùng lớp sơn da PU chuyên dụng tạo thành một lớp da mới. Sau đó, dùng giấy nhám để mài mịn và đánh bóng lớp da thay thế này.
- Phun lớp sơn có màu trùng với màu ban đầu của ghế lên khu vực da mới vừa tạo. Xịt nhẹ nhàng và đều tay để màu lên được đẹp và không bị loang lổ.
Cách xử lý sofa da bị rách
Nguyên nhân ghế sofa da bị rách
Ghế sofa da bị rách có thể do nhiều nhân tố tác động: bị động vật cào, bị các vật nhọn, sắc như dao, kéo làm rách,… Tất nhiên, chất liệu da kém sẽ dễ bị rách hơn. Và với những va chạm mạnh bạo, cho dù là lớp da có chất lượng cao đến đâu thì cũng có thể xuất hiện vết rách.
Ngoài ra, việc không vệ sinh thường xuyên và định kỳ cũng là một trong số những nguyên nhân gián tiếp làm sofa da bị rách. Nguyên nhân là bởi nếu không được bảo quản đúng cách, lớp da sẽ nhanh chóng bị xuống cấp hoặc mài mòn. Khi đó, chỉ một vết xước nhẹ cũng có thể làm rách bề mặt sofa.
Xem thêm:
Quy trình xử lý ghế sofa da bị rách
- Loại bỏ bụi bẩn rồi tiến hành vệ sinh bề mặt ghế bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Bước này giúp các công đoạn xử lý ghế sofa da bị rách phía sau được diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.
- Dùng kéo xử lý chỉ thừa trên ghế sofa da bị rách.
- Chuẩn bị một miếng da nền cùng màu. Cắt sao cho diện tích miếng da rộng hơn vết rách. Điều này để đảm bảo toàn bộ vết rách sẽ được che chắn hoàn toàn.
- Dùng keo dán da chuyên dụng bôi một lớp mỏng lên vết rách, rán từ từ từng đoạn một. Lưu ý phải đợi lớp keo trước khô hoàn toàn mới tiến hành bôi lớp keo tiếp theo.
- Lau khô bằng khăn trắng, mềm. Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho da để làm sạch da.
- Dùng giấy nhám để đánh bóng lại khu vực vừa xử lý vết rách.
Cách xử lý ghế sofa da bị nứt
Nguyên nhân ghế sofa da bị nứt
- Không dưỡng ẩm thường xuyên.
- Đặt ghế ở nơi ẩm thấp.
- Chất lượng da kém.
- Sử dụng sai cách.
- Tác động của môi trường.
- Sofa lão hóa theo thời gian.
Quy trình xử lý ghế sofa da bị nứt
Khi có vết nứt xuất hiện trên ghế sofa da, bạn cần xử lý ngay khi có thể, càng sớm càng tốt. Để thời gian càng dài, vết nứt không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của sofa mà có thể tạo thành các vết rách, khiến bạn khó giải quyết hơn. Dưới đây là các bước trong quy trình xử lý ghế sofa da bị nứt để bạn đọc có thể áp dụng.
- Sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt sofa.
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch các vết bẩn.
- Dùng khăn nhúng nước sạch hoặc cồn để lau lại toàn bộ bề mặt ghế, loại bỏ hóa chất vệ sinh còn tồn dư.
- Bôi một lớp mỏng kem dưỡng da lên khu vực xuất hiện trình trạng nứt. Đợi tới khi kem khô, dùng giấy nhám chà nhẹ nhàng đến khi bề mặt mịn. Lặp lại thao tác trên từ 3 đến 4 lần cho đến khi vết nứt trên sofa hoàn toàn biến mất.
- Với những vết nứt nặng: Dán một miếng da đồng màu dưới vết nứt, dùng sơn cùng màu xịt phủ lên trên. Quá trình này đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn. Bạn cần sơn lại nhiều lần, đợi đến khi lớp sơn khô mới phun lớp tiếp theo. Đến khi vết nứt được xử lý, bạn để ghế khô tự nhiên trong vòng 24 giờ.
- Lau sạch các vết sơn bị loang xung quanh bằng cồn, làm sạch bụi sơn trên ghế.
Với những chia sẻ bên trên, HOANMYCD mong rằng bạn đọc đã biết cách xử lý ghế sofa da bị rách, nứt, bong tróc tại nhà. Nếu bạn không có thời gian hay không tự tin để tự xử lý chúng, bạn có thể liên hệ với dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ.