Nắm bắt được cách vệ sinh sofa vải không chỉ giúp chiếc sofa nhà bạn luôn sạch sẽ như mới mà còn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trong bài viết này, HOANMYCD sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình vệ sinh sofa vải một cách đơn giản và chi tiết để bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Vì thế, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của việc vệ sinh sofa vải
Đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng
Khác với sofa da, đặc tính của sofa vải là dễ thấm nước và dễ bám bẩn. Cộng với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, nếu không được vệ sinh thường xuyên, sofa vải sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi. Chúng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của con người mà còn có thể gây ra một số loại bệnh ngoài da như dị ứng và các bệnh da liễu khác.
Tăng tuổi thọ của sofa vải
Việc bị bám bụi bẩn, dính nước hay những thức ăn rơi vãi là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng sofa vải. Tuy nhiên, chúng lại chính là những tác nhân gây phai màu, hư hỏng, co rút vải trên bề mặt và làm giảm tuổi thọ của ghế sofa. Đặc biệt, với những gia đình có nuôi mèo, tuổi thọ của sofa càng dễ giảm sút. Nếu biết cách vệ sinh sofa vải, bạn sẽ kịp thời loại bỏ những vết bẩn không mong muốn trên và kéo dài thời gian sử dụng cho chiếc sofa của mình.
Tăng tính thẩm mỹ
Ghế sofa là món đồ nội thất không thể thiếu trong phòng khách của mỗi gia đình hay các đơn vị kinh doanh. Khi không được vệ sinh đúng cách, sofa vải sẽ rất nhanh bị xuống cấp, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà / văn phòng làm việc.
Các loại sofa vải thông dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu làm sofa vải khác nhau. Với mỗi chất liệu, bạn cần lựa chọn phương pháp cũng như hóa chất vệ sinh phù hợp để quá trình làm sạch được tiến hành hiệu quả cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng của ghế. 4 loại chất liệu làm sofa vải phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến đó là: Vải nỉ, vải nhung, vải thô và vải bố.
Cách vệ sinh ghế sofa nỉ và các loại còn lại gần như tương tự. Do đó, bạn có thể tham khảo những bước làm sạch sofa vải nói chung trong quy trình dưới đây.
Quy trình vệ sinh sofa vải
Bước 1: Kiểm tra chất liệu ghế
Đây được xem là bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trước khi tiến hành vệ sinh sofa vải. Mỗi chất liệu ghế sẽ có những yêu cầu làm sạch riêng bạn cần tuân theo để đảo bảo không gây hư hại sofa trong quá trình vệ sinh. Nếu chiếc sofa của bạn có chất liệu nỉ, bạn có thể xem thêm bài viết về cách vệ sinh ghế sofa nỉ.
Để biết được cách vệ sinh ghế sofa vải, bạn có thể xem thẻ hướng dẫn sử dụng được gắn trên ghế. Mỗi ký hiệu sẽ mang ý nghĩa riêng và cho bạn biết cách lựa chọn phương pháp vệ sinh sofa vải phù hợp:
- W: Là viết tắt của từ tiếng anh “Water”, nghĩa là bạn có thể làm sạch ghế sofa vải bằng nước.
- S: “Solvent”. Nếu sofa mang ký hiệu này, bạn chỉ có thể làm sạch sofa bằng các dung môi không chứa nước (phương pháp giặt khô) để không làm ảnh hưởng tới màu sắc cũng như chất liệu của ghế.
- WS (hoặc SW): Với những chiếc sofa vải có thẻ WS/SW, bạn có thể lựa chọn cách vệ sinh sofa vải bằng nước hoặc phương pháp giặt khô.
- X: Nhãn này cho biết bạn bắt buộc phải thuê các đơn vị giặt ghế sofa chuyên nghiệp. Tuyệt đối không nên tự vệ sinh để đảm bảo chiếc sofa vải của bạn không bị hư hỏng.
Với những chiếc ghế không có các thẻ ký hiệu kể trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cửa hàng bán ghế sofa để biết được cách vệ sinh sofa vải đúng chuẩn nhất.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất vệ sinh sofa vải
- Dụng cụ vệ sinh sofa vải: Bàn chải, chổi mềm, khăn lau khô, miếng bọt biển, máy hút bụi, máy giặt hơi nước nóng.
- Các hóa chất và dung dịch vệ sinh sofa vải:
Tùy vào thông tin vệ sinh được in trên thẻ sản phẩm, bạn cần lựa chọn các hóa chất vệ sinh phù hợp như: Baking soda, giấm, xà phòng,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha chế dung dịch vệ sinh sofa vải tại nhà bằng cách trộn 1/4 cốc giấm, 3/4 nước ấm với 1 thìa nước rửa chén.
Bước 3: Hút bụi ghế sofa
- Loại bỏ các rác thải, giấy, vải vụn trên bề mặt ghế bằng bàn chải hoặc chổi mềm.
- Hút bụi bề mặt ghế, kể cả những ngóc ngách và khe kẽ nhỏ.
Bước 4: Tiến hành vệ sinh bằng dung môi tẩy rửa
- Đối với ghế sofa vải có ký hiệu S, WS hoặc SW: Rắc một chút bột baking soda lên khăn sạch. Lấy khăn chà lên bề mặt ghế và lặp lại thao tác trên đến khi loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn.
- Đối với ghế sofa vải có ký hiệu N: Cách vệ sinh sofa vải dán nhãn N là lấy khăn mềm nhúng vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng, lau lại nhiều lần cho đến khi bề mặt được sạch toàn bộ.
Bước 5: Khử trùng sofa vải
- Sử dụng các bình xịt khử trùng xịt lên sofa, cách sofa khoảng 50mm. Khi tiến hành khử trùng, cần lưu ý phun kỹ cả các ngóc ngách, khe kẽ.
Bước 6: Làm khô
- Để khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy sấy khô để tránh ẩm mốc.
Lưu ý:
- Xử lý ngay lập tức vết bẩn khi có sự cố xảy ra.
- Trên đây chỉ là những bước để vệ sinh sơ bộ ghế sofa vải. Để có thể làm sạch sâu và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bạn cần liên hệ các dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách giặt ghế sofa vải bằng máy giặt hơi nước nóng và hoá chất
Trước khi giặt
Trước khi tiến hành giặt ghế, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo chiếc ghế sofa vải nhà bạn cho phép vệ sinh ở nhiệt độ cao. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể giặt thử ở một góc khuất nhỏ để kiểm tra hiệu quả của máy cũng như tác dụng của chất tẩy rửa.
Tiến hành vệ sinh
- Mở các cửa sổ trong phòng để không khí được lưu thông.
- Hút bụi trên bề mặt ghế.
- Tiến hành giặt bằng máy giặt hơi nước nóng.
Sau khi vệ sinh
- Làm khô hoàn toàn ghế bằng máy sấy hoặc máy thổi gió công nghiệp.
- Chỉ sử dụng ghế khi ghế đã được làm khô hoàn toàn.
Bao lâu nên vệ sinh sofa vải một lần?
Bạn cần vệ sinh sofa vải thường xuyên để đảm bảo giảm thiểu lượng bụi bẩn bám trên bề mặt ghế. Nên tiến hành hút bụi và vệ sinh sơ bộ sofa mỗi tuần một lần. Tùy thuộc vào tần suất sử dụng cũng như hiện trạng ghế, bạn có thể liên hệ thuê các dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.
Điều này sẽ giúp chiếc ghế sofa của bạn luôn trong tình trạng sạch sẽ, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mọi người. Đặc biệt, với thức ăn, đồ uống rơi vãi, bạn cần vệ sinh ngay để tránh vết bẩn đọng lại lâu ngày và gây ra nấm mốc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách giặt ghế sofa vải tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay. Mong rằng, qua bài viết, bạn đã nắm được những kiến thức hữu ích để giữ cho chiếc sofa vải yêu thích của mình luôn được sạch sẽ.